Đại sứ thương hiệu: Cẩn thận “con dao hai lưỡi”

Việc sử dụng "ngôi sao" trong quảng bá thương hiệu trở thành con dao hai lưỡi, khi sao "dính" scandal hay hình ảnh bị công chúng mất thiện cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của hãng sử dụng.


Pepsi VN từng phải gánh chịu tổn thất nặng nề khi sử dụng hình ảnh cầu thủ bóng đá Văn Quyến quảng bá cho sản phẩm của mình

Việc sử dụng “ngôi sao” làm đại sứ thương hiệu có thể tác động tích cực đến người tiêu dùng cũng như thương hiệu qua việc thu hút sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu, khiến họ có cái nhìn thiện cảm đối với thương hiệu giống như tình cảm họ dành cho thần tượng của mình. Tuy nhiên, việc đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngôi sao hay không phải ngôi sao không hề đơn giản và dường như sự đánh giá hiệu quả chỉ dựa trên cảm tính là chính.

Lợi bất cập hại

Cty Pepsi VN từng phải gánh chịu tổn thất nặng nề khi sử dụng hình ảnh cầu thủ bóng đá Văn Quyến quảng bá cho sản phẩm của mình. Ngay sau khi Văn Quyến dính vào vụ bán độ, Pepsi đã phải dỡ bỏ tất cả hình ảnh của ngôi sao bê bối này trên các sản phẩm của hãng. Sự cố đáng tiếc và bất ngờ khiến doanh số bán hàng của hãng nước giải khát danh tiếng bị sụt giảm nghiêm trọng.

Tương tự, một mạng di động đã chi cả tỷ đồng tài trợ cho bộ phim nhưng rồi đành ngậm ngùi tháo bỏ tất cả biển quảng cáo có in hình diễn viên chính khi nữ diễn viên này dính scandal tai tiếng. Toàn bộ kế hoạch chiến lược quảng cáo, marketing của mạng này cũng theo đó mà tan biến như "bong bóng xà phòng". Sự cố này bị xem là một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng "tụt dốc không phanh" của thương hiệu mạng di động mới xâm nhập thị trường Việt.

Vinamit mới đây cũng đứng ngồi không yên khi phải đưa ra quyết định có nên tiếp tục ký hợp đồng với Thủy Tiên hay không khi độ rủi ro của nữ ca sĩ này luôn ở trong tình trạng báo động đỏ. Và ngay sau khi cuốn tạp chí có hình bán nude “bị gài” của Thủy Tiên và Công Vinh xuất hiện trên thị trường, Vinamit đã không cần phải đắn đo thêm nữa.

Mới đây, hai nhãn hàng nổi tiếng cũng gặp không ít rắc rối khi nữ ca sĩ xinh đẹp làm đại sứ thương hiệu “bỗng dưng mang bầu”. Nhiều chiến dịch quảng bá sản phẩm bị trì hoãn vô thời hạn khiến uy tín và hình ảnh của hai thương hiệu giảm sút nghiêm trọng...

Ở thế giới, số vụ “tai nạn” đối với thương hiệu do các “đại sứ”gây ra cũng không ít. Sau scandan của tay golf số 1 thế giới Tiger Wood, hàng loạt thương hiệu đã phải nhanh chóng chấm dứt hợp đồng với “đại sứ” này vì sợ bị ảnh hưởng.

Hoặc ngay trong mùa World Cup 2010, thương hiệu bia Tiger cũng đành “ngậm đắng” khi vừa ký hợp đồng quảng cáo với tuyển thủ Anh đang khoác áo CLB Manchester United là Wayne Rooney, trong chiến dịch mang chủ đề “Đam mê ghi bàn” có quy mô rộng khắp châu Á, vì đội bóng của Rooney đã phải về nước sớm và hình ảnh của cầu thủ này trong mùa giải cũng khá mờ nhạt.

DN cũng có thể gặp xui như trường hợp Kim Nam Joo bị “tẩy chay” khi phát hiện đã “lột xác” từ con vịt trở thành thiên nga nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, khiến cho hãng LG phải hủy hợp đồng làm đại sứ hình ảnh của cô.

Hạn chế rủi ro

Làm sao chọn được đại sứ thương hiệu phù hợp không phải là một việc đơn giản. Nó không phải đến từ một quyết định ngẫu hứng hay sự lựa chọn một ngôi sao nổi tiếng với hi vọng là thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến hơn.

Ngoài dòng xe siêu sang, Tăng Thanh Hà còn trở thành đại sứ thương hiệu cho hàng loạt mặt hàng mỹ phẩm và điện tử khác. Đáng kể nhất là khi cô thay thế Hồ Ngọc Hà, ký hợp đồng trở thành đại sứ thương hiệu cho nhãn hiệu nổi tiếng toàn thế giới Toshiba.

Theo giới chuyên môn, đây là hợp đồng có giá trị rất lớn, nếu so sánh thì giá trị của bản hợp đồng của Tăng Thanh Hà với dòng xe Audi không thấm tháp gì.

Theo đại diện Toshiba, trước khi lựa chọn gương mặt mới cho nhãn hiệu, Toshiba đã tổ chức một cuộc khảo sát và Tăng Thanh Hà đã giành được nhiều tình cảm của khán giả với số phiếu bầu cao nhất trong 10 ngôi sao được đưa ra bình chọn.

Song song với hợp đồng này, Tăng Thanh Hà còn đặt bút ký hai hợp đồng đình đám khác là trở thành hình ảnh cho hai nhãn hàng mỹ phẩm, gồm kem dưỡng da Olay và lăn khử mùi Rexona với khẩu hiệu "Tăng Thanh Hà tự tin đến từng milimet". Giá trị hợp đồng của hai loại mỹ phẩm này rất cao. Chỉ tính riêng việc quảng cáo cho Rexona, thì giá trị hợp đồng của Tăng Thanh Hà đã... quá khó để có thể dưới 40 nghìn USD.

Theo bà Lâm Hương - Giám đốc Công ty Hoàng Hương, “Hình ảnh đại sứ thương hiệu phải liên tục, xuyên suốt, chứ không thể vài tháng người này, vài tháng người khác. Các “sao” thường dựa vào đặc điểm này để tăng giá, nên việc chọn đại sứ thương hiệu làm marketing cho sản phẩm, nhất là tại VN không hẳn là giải pháp tối ưu. Đó là chưa kể các “sao” càng nổi tiếng càng đắt sô, có khi cùng lúc quảng cáo và làm đại sứ cho nhiều mặt hàng, thậm chí có những mặt hàng “chọi” nhau về phong cách, hoặc không cùng đẳng cấp, khiến sản phẩm của mình không tạo được ấn tượng rõ nét, dễ gây nhầm lẫn”.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia, việc chọn “điểm rơi” của nhân vật sẽ làm đại sứ thương hiệu cũng rất quan trọng. Nếu chọn khi họ chưa nổi tiếng thì chi phí rẻ, nhưng không ai dám chắc sau đó họ sẽ nổi tiếng. Nếu chọn khi họ nổi tiếng rồi thì chi phí cao. Còn nếu chọn khi họ nổi tiếng lâu rồi thì tầm ảnh hưởng lại có xu thế thoái trào. Hơn nữa, sự nghiệp của một người nổi tiếng cũng có lúc thăng, lúc trầm. Người ĐSTH phải có bản lĩnh vượt qua mọi sự thị phi thì mới có thể mang lại giá trị gia tăng cho nhãn hiệu.


Theo Hoidoanhnhan.vn

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Xây dựng thương hiệu nhân văn

Nhân văn có nghĩa là văn hóa của loại người, là thuộc về văn hóa của loài người. Đây là nền tảng tạo ra một xã hội tốt đẹp, bền vững, trong đó mỗi người đều có ý thức về chính mình, hành động của mình đúng mức và chuẩn mực. Thương hiệu cũng vậy. Một thương hiệu nhân văn sẽ là một thương hiệu phát triển bền vững.

Thương hiệu nhân văn

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đều chuyển dần sang chiến lược phát triển lấy con người làm trung tâm và theo hướng chủ nghĩa nhân văn hiện thực. Theo Tiến sĩ Hồ Bá Thâm thì có 3 phạm trù triết học về nhân văn: Nhân bản, Nhân đạo và Nhân văn. Nhân bản thể hiện thuộc tính bản chất tự nhiên vốn có của con người, như mẹ thì thương con, tình huyết thống và quan hệ huyết thống xét về mặt tình cảm là nhân bản. Nhân đạo là thuộc tính cao hơn, có sự tự giác trong tình thương con người, phải rèn luyện, ý thức rõ trong quan hệ giữa con người với nhau. Ví dụ con người biết giúp đỡ, yêu thương người khác, người trong một tổ chức biết bảo vệ cho nhau, người làm lãnh tụ có trách nhiệm với người dân của mình. Nhân văn là phạm trù cao hơn, nó không chỉ vươn tới cái đúng, lẽ phải, tình thương mà còn hướng tới cái cao đẹp, cao thượng. Do vậy phạm trù Nhân văn bao hàm cả Nhân bản, Nhân đạo và cái Đẹp của con người. Hoạt động sáng tạo của con người không chỉ tuân theo Chân -Thiện - Mỹ tức là quy luật của cái Đẹp.

Nhân văn có ý nghĩa khoa học, giác ngộ đạt đến sự cao đẹp của con người, loài người và vì vậy nó tạo ra một xã hội tốt đẹp, bền vững. Đó là xã hội mà mỗi người đều có ý thức về chính mình, hành động của mình đúng mức và chuẩn mực. Con người kiềm chế được những nhu cầu thấp kém, thiên về bản năng, tránh được Tham - Sân - Si như quan niệm nhà Phật. Con người giác ngộ đạt đến được sự cao thượng, vị tha, bình an.

Là người làm công tác nghiên cứu về thương hiệu, chúng tôi nhận thấy xây dựng một thương hiệu đạt đến độ nổi tiếng, bền vững chính là một thương hiệu có đủ các yếu tố quan trọng nhất, tài năng xuất chúng, đạo đức cao cả. Một thương hiệu in sâu vào tâm thức người tiêu dùng với tất cả sự tin yêu và lòng trung thành phải là một thương hiệu có giá cả cạnh tranh, chất lượng phục vụ hoàn hảo, thái độ phục vụ chuẩn mực, tạo lợi ích công bằng và phát triển bền vững, có trách nhiệm cao với con người, với xã hội. Căn cứ vào những tiêu chí nói trên, một thương hiệu thành đạt chính là một thương hiệu nhân văn.

Xây dựng thương hiệu ở Việt Nam

Ở Việt Nam chúng ta, từ thương hiệu mới xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây. Sau hàng chục năm chiến tranh trường kỳ ác liệt và sau cả một thời gian dài khó khăn về kinh tế, người dân chúng ta hoàn toàn xa lạ với khái niệm người tiêu dùng. Mọi người vẫn quen sử dụng hàng hóa vật chất theo quan niệm được phân phối nhu yếu phẩm. Trong thời kỳ bao cấp, các nhà máy, xí nghiệp của chúng ta sản xuất theo kế hoạch, theo sự phân công từ cấp trên. Thế nên chúng ta không có đội ngũ doanh nhân mà chỉ có các cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới, hội nhập, đặc biệt là sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp, trên đất nước ta ồ ạt ra đời các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân bắt đầu hình thành. Vì vậy, vào thời điểm đó các doanh nhân của chúng ta hầu như ít ai có kiến thức kinh doanh một cách bài bản. Người tiêu dùng cũng mới bắt đầu hình thành thói quen tiêu dùng. Văn hóa tiêu dùng, kinh nghiệm, kiến thức tiêu dùng cũng gần như không có. Điều đó làm cho việc xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn và phạm nhiều sai lầm. Chúng ta từng có cả một phong trào thi đua xây dựng “chất lượng cao”. Cụm từ này được xã hội tôn vinh, người tiêu dùng tin tưởng và đội ngũ doanh nhân ưa thích. Thế nhưng nếu xét về mặt logic khoa học thì chất lượng không thể có cao và thấp. Chất lượng phải chính xác. Trên thế giới người ta dùng thuật ngữ chuẩn chất lượng (quality standards) hay hợp chuẩn (quality conformance), vì nếu một cái bánh thì vừa đủ ngọt cho người ăn ngọt, nhưng nó phải mặn cho người không ăn ngọt. Có doanh nghiệp quảng cáo với khách hàng rằng “Vì sao các bạn phải trả tiền nước tinh khiết bằng nước khoáng?”. Chúng tôi đã phải góp ý với doanh nghiệp nên bỏ câu quảng cáo này vì nó không khoa học. Nước khoáng là thức uống dành cho người có nhu cầu bổ sung khoáng chất. Nó rất nguy hiểm với người bị bệnh tim mạch, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Vậy thì nước khoáng không phải là thức uống cho mọi người. Vì thiếu kiến thức và vì mục tiêu cạnh tranh nên người ta chỉ nghĩ đến cái được của mình mà quên đi cái quan trọng của quảng cáo là làm sao tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Muốn chiếm được lòng tin và cảm tình của khách hàng, doanh nghiệp phải hướng mục tiêu của họ đến khách hàng. Khách hàng là đối tác đầu tiên, cuối cùng và thường xuyên; phải làm cho khách hàng vừa lòng nhất, phải làm cho khách hàng ngạc nhiên v.v…

Nhiều thương hiệu tương đối nổi tiếng có hẳn một đội ngũ chuyên viên thương hiệu cũng thường hay vấp phải một số sai lầm. Chẳng hạn, có doanh nghiệp ngành ngân hàng vì lỗi của mình mà lại nhờ công an bắt khách hàng... Hoặc là đỗ lỗi cho khách hàng như trường hợp của một đơn vị nhượng quyền một thương hiệu lớn ngành xe máy khi chiếc xe của khách hàng bỗng nhiên bị gãy cổ mà họ vẫn có thể đổ cho khách hàng là do va đập mạnh. Và có thể kể đến hàng loạt trường hợp các doanh nhân của chúng ta trốn tránh trách nhiệm, coi khách hàng như những kẻ ngây ngô.

Nhưng cũng thật đáng mừng là có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu biết xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Đơn cử câu chuyện của thương hiệu An Phước mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập trên báo. Số là khoảng 6-7 năm về trước, có một khách hàng ở Hà Nội mua sơ-mi An Phước và do không xem kỹ hướng dẫn nên sau khi giặt, áo bị biến dạng. Nhận được thông tin này, ngay trong đêm những người lãnh đạo cao nhất của thương hiệu An Phước đã lập tức bay ra Hà Nội. Việc đầu tiên là họ xin lỗi khách hàng. Bởi việc khách hàng không xem kỹ hướng dẫn không chỉ là lỗi của khách hàng mà còn là lỗi của nhà sản xuất vì thiếu quan tâm nên đã không hướng dẫn đầy đủ cho khách hàng. Sau đó, họ đền một chiếc sơ-mi khác, đồng thời tặng quà để làm dịu đi sự bực tức của khách hàng. Và một thời gian không lâu sau khi xảy ra sự cố này, chúng ta thấy thương hiệu An Phước vốn là một thương hiệu nhỏ bé đã trở thành thương hiệu hàng đầu ngành may mặc thời trang Việt Nam. Hiện nay, Tập đoàn Pierre Cardin của Pháp đã nhượng quyền thương hiệu cho An Phước.

Những câu khẩu hiệu như: “Bạn là chủ”, “Chúng tôi làm tất cả vì bạn”, “Chọn lựa số một là việc làm hài lòng khách hàng”, “Khách hàng là thượng đế”, “Khách hàng luôn luôn đúng”, “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”… được rất nhiều doanh nhân sử dụng. Nhưng để có một hành động thực sự vì khách hàng, phải bắt nguồn từ bản chất, đạo đức thực sự của doanh nghiệp chứ không phải về hình thức. Cũng rất đáng quan ngại khi chúng ta thấy có nhiều doanh nghiệp lạm nhận mình, như: “Chúng tôi là công ty hàng đầu”, “Chúng tôi là công ty lớn nhất”, “Chúng tôi tạo ra sự an tâm tuyệt đối”, v.v... Qua đó cho thấy vẫn còn không ít doanh nhân xây dựng thương hiệu mà không có tính khiêm nhường, thiếu lòng tự trọng.





 SỨ MỆNH CỦA DOANH NHÂN
 Thương hiệu có sức cạnh tranh cao, chiếm được lòng tin và tạo được ấn tượng ở người tiêu dùng là một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh có giá trị đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đôla Mỹ. Và tất yếu nó là tài sản quý báu của doanh nghiệp. Nói đến Hàn Quốc, chúng ta nghĩ ngay đến Hyundai, Samsung; Nhật Bản thì quá nhiều thương hiệu nổi tiếng: Toyota, Honda, Hitachi, JVC,...; người Đức tự hào về xe hơi Mercedes, BMW; người Pháp có Cognac; người Ý có Slamante, v.v…

Thương hiệu chính là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc. Việc xây dựng thương hiệu đầy gian truân này đang đặt trên vai các doanh nhân Việt Nam. Làm sao xây dựng được các thương hiệu có sức cạnh tranh không chỉ trên thị trường nội địa mà còn tham gia thị trường quốc tế, làm sao người tiêu dùng Việt Nam tin dùng hàng Việt Nam, làm sao người tiêu dùng trên thế giới dùng hàng mang thương hiệu Việt Nam chứ không phải hàng sản xuất tại Việt Nam mang thương hiệu nước khác? Trong một lần đến thăm Trung tâm Thương hiệu Việt, Giáo sư Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng đã phân tích: Một thương hiệu mạnh phải là thương hiệu mà sản phẩm của nó có giá hợp lý và cạnh tranh nhất, có chất lượng chuẩn nhất, có văn hóa kinh doanh tốt nhất. Và muốn đạt được điều này thì tất yếu các doanh nhân phải ứng dụng khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất và phải có đạo đức kinh doanh thực sự.

Trong buổi lễ tôn vinh 100 Doanh nhân tiêu biểu do Tạp chí Thương hiệu Việt tổ chức nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10-2009) tại TP. Hồ Chí Minh, ông Trần Thế Vượng - ủy viên Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Trung ương đã phát biểu: “Mỗi thương hiệu đều có một nhân hiệu. Ở đằng sau nhân hiệu ấy chính là người sinh ra và xây dựng thương hiệu”. Điều này cho thấy yếu tố con người trong thương hiệu giữ vai trò quyết định. Vậy nên một con người nhân văn sẽ có một nhân hiệu nhân văn; một thương hiệu nhân văn là một thương hiệu bền vững. Vấn đề này cũng đồng quan niệm với minh triết về sự phát triển của loài người.

Theo: Cố nhà báo HẢI ĐĂNG

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thương hiệu tập thể

Không chỉ đơn thuần là khuyếch trương sản phẩm, tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu mà trước mắt và quan trọng hơn là việc bảo vệ thương hiệu cho thủy sản Việt Nam.

Việt Nam được ghi nhận là một điểm sáng trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Sự gia tăng, mở rộng thị trường nhập khẩu là minh chứng rõ nhất về chất lượng của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm không thể tránh khỏi sự cố bị kiện “chống bán phá giá”. Từ tôm, cá tra, cá ba sa của Việt Nam bị kiện đã như một “cơ hội” lớn cho việc khuếch trương hình ảnh thương hiệu thủy sản Việt Nam và cũng là lối mở cho việc phát triển thương hiệu tập thể mà các nhà sản xuất và xuất khẩu cần nhìn nhận nghiêm túc hơn.

Từ thực trạng vấn đề

Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp” của Chính phủ (do Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai) đã tập trung vào những dự án tạo lập, quản lý và phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu tập thể. Với nhóm hàng thủy sản, số lượng các dự án thương hiệu còn rất khiêm tốn. Một số thương hiệu tập thể: Nước mắm Phú Quốc (một thương hiệu tập thể gắn với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ), Nước mắm Phan Thiết (thương hiệu xây dựng theo chương trình 68), Cá tra Việt Nam (Top Quality of Pangasius from Vietnam)… còn rất mờ nhạt.

Thực tế, sự liên kết giữa các thành viên chưa mạnh nên tình trạng xâm phạm và chiếm dụng thương hiệu tập thể còn khá phổ biến và chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn. Hoạt động quản lý thị trường chưa mạnh tay đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả có đất sống góp phần làm suy giảm hình ảnh thương hiệu tập thể của các sản phẩm.

Sản phẩm cá tra của Việt Nam, hiện đang có gần 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhưng khoảng ½ trong số đó không phải là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Hiện cá tra Việt Nam có mặt tại 125 thị trường thế giới, nhưng thực tế phần lớn phải mang thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Vì thế mà người tiêu dùng ít biết đến các sản phẩm đặc thù của Việt Nam.

Cần những giải pháp

Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm thủy sản Việt Nam cần xây dựng những chiến lược lâu dài và thiết thực. Từ góc độ của quản trị thương hiệu, theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trung tâm thương hiệu, ĐH Thương mại, cần phải tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm. Thực tế cho thấy sau việc WWF đưa cá tra vào “Sách đỏ” lại một lần nữa làm cho cá tra Việt Nam được nổi tiếng hơn. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra nói riêng và cho sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung.

Không chỉ vậy, Việt Nam cần xác lập tên thương hiệu để tiến hành nhanh chóng đăng ký tại các thị trường nhập khẩu. Việc chậm trễ có thể dẫn đến mất cơ hội đăng ký cho tên thương hiệu như trường hợp của Nước mắm Phú Quốc hoặc nhiều thương hiệu Việt Nam khác. Khi xây dựng thương hiệu tập thể, một vấn đề rất quan trọng là phải hình thành được một cơ chế quản lý và khai thác thương hiệu. Điều này không chỉ phụ thuộc vào vai trò của các thành viên chủ sở hữu thương hiệu tập thể mà rất cần sự tham gia của các địa phương và các cơ quan quản lý Nhà nước. Theo TS. Thịnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là Cục Thủy sản cần đứng ra làm đầu mối để vận động và hỗ trợ xây dựng những quy định về quản lý và khai thác thương hiệu tập thể, kêu gọi những dự án tài trợ từ các nguồn khác nhau và triển khai những đề tài nghiên cứu khoa học để nhanh chóng thiết lập và phát triển thương hiệu tập thể cho thủy sản Việt Nam.

Quan trọng hơn, Việt Nam phải quy định nghiêm ngặt và quản lý chặt chẽ việc quy hoạch vùng nuôi, xử lý nguồn giống chất lượng cao, sạch bệnh, quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm. Đã đến lúc các Hiệp hội, các địa phương và Chính phủ cần giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình thực hiện các hành vi gian lận, sử dụng các chế phẩm bị cấm trong nuôi và chế biến thủy sản.

Việc xây dựng thương hiệu tập thể ngành thủy sản đòi hỏi nỗ lực của rất nhiều doanh nghiệp và của cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Một thực tế rất đáng lưu tâm là các doanh nghiệp vẫn còn e ngại về sự lấn át của thương hiệu tập thể với thương hiệu riêng, vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động này còn chưa thực sự rộng rãi. Cần có những biện pháp thiết thực tạo dựng uy tín và hình ảnh cho thương hiệu tâp thể thủy sản Việt Nam nhằm cạnh tranh bền vững trên thị trường thế giới.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Kéo dài vòng đời sản phẩm bằng tái định vị thương hiệu

Khái niệm vòng đời không chỉ được áp dụng trong khoa học mà còn sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Cũng giống như một con người trải qua các giai đoạn của sự sống là sinh ra, lớn lên, trưởng thành và mất đi thì các lĩnh vực kinh doanh cũng đi qua các giai đoạn tương tự.

Các giai đoạn này giống nhau ở mọi lĩnh vực và độ dài về mặt thời gian của từng giai đoạn của từng lĩnh vực có thể khác nhau. Ngay trong cùng một lĩnh vực kinh doanh thì các công ty khác nhau có thể đang ở giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm. Ở một số lĩnh vực, các nhà sản xuất đã tìm ra công dụng mới cho các sản phẩm đã lỗi thời, qua đó vòng đời sản phẩm được kéo dài và doanh nghiệp vẫn duy trì được doanh số và lợi nhuận như kỳ vọng.

KHÁI NIỆM VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Khái niệm vòng đời giúp cho các nhà tiếp thị xác định các giai đoạn khác nhau của sản phẩm qua sự thay đổi của doanh số và lợi nhuận. Có 4 giai đoạn trong vòng đời sản phẩm là: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn.

Giới thiệu: Doanh số ở mức thấp khi mà sản phẩm vẫn chưa được nhiều người biết đến, Chi phí cao do phải đầu tư nhiều vào các hoạt động tiếp thị quảng bá để tạo sự nhận biết. Mọi nổ lực của doanh nghiệp ở giai đoạn này tập trung vào phát triển hệ thống phân phối và truyền thông.

Phát triển: Giai đoạn này thị trường đã chấp nhận sản phẩm và lợi nhuận gia tăng mạnh. Các đối thủ cạnh tranh bắt đầu thâm nhập thị trường. Doanh nghiệp thường tập trung vào việc gia tăng sự hiện diện của sản phẩm.

Chín muồi: Doanh số có xu hướng đi ngang và thị trường bắt đầu bão hòa. Lợi nhuận đi ngang hoặc có thể giảm sút do doanh nghiệp gia tăng chi phí tiếp thị để duy trì vị thế và thị phần trước áp lực cạnh tranh gay gắt của các đối thủ.

Suy tàn: Doanh số lao dốc và lợi nhuận giảm sút mạnh. Để cải thiện tình hình thì doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm mới hoặc bán sản phẩm đến các thị trường mới.

Mô hình vòng đời sản phẩm rất hữu ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển chiến lược phù hợp cho các giai đoạn khác nhau của sản phẩm. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào các tiên đoán sai lầm. Thực tế thì không phải sản phẩm nào hoặc thương hiệu nào cũng vòng đời sản phẩm hình chữ S. Một số sản phẩm trào lưu nhất thời sẽ biến mất ngay sau giai đoạn giới thiệu (sản phẩm đồ chơi giáng sinh chẳng hạn…), trong khi một số sản phẩm khác thì trường tồn qua thời gian.

Làm thế nào để một sản phẩm có thể trường tồn qua thời gian? Lời gian đáp chính là chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng khi sản phẩm ở giai đoạn chín muồi (giai đoạn 3 của vòng đời sản phẩm). Khi sản phẩm hay thương hiệu đã trở nên phổ biến thì cần phải cải tiến hay làm mới để chúng luôn phù hợp với những thay đổi của người tiêu dùng. Hay nói một cách khác các nhà tiếp thị cần tái định vị thương hiệu hay sản phẩm để kéo dài vòng đời khi sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi.

TÁI ĐỊNH VỊ VÀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Định vị thương hiệu là các cố gắng và nỗ lực của doanh nghiệp nhằm làm cho khách hàng và công chúng thấy được vị thế xác định của thương hiệu, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình. Việc này được thực hiện qua việc chuyển tải thương hiệu đến khách hàng vị thế cạnh tranh, giá trị và hình ảnh.

Khi định vị một sản phẩm, doanh nghiệp cần tìm và truyền tải được điểm độc đáo hay duy nhất của sản phẩm, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Khi sản phẩm đạt đến giai đoạn chín muồi thì sẽ có nhiều sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp sẽ tạo cảm giác quá cũ kỹ và lỗi thời trong mắt người tiêu dùng. Chiến lược cần sử dụng lúc này là làm mới lại hình ảnh sản phẩm. Tái định vị có thể tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng hiện tại cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Bảng biểu dưới đây mô tả các chiến lược tái định vị thường được áp dụng:

Tái định vị hình ảnh: sản phẩm và thị trường vẫn như cũ nhưng doanh nghiệp thay đổi làm mới hình ảnh thương hiệu để tạo được sức hút mới cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Cách thức thường sử dụng là tái thiết kế thương hiệu bao gồm logo, bao bì, vật dụng truyền thông tiếp thị cũng như chuyển tải định vị mới qua các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu như quảng cáo tivi, báo đài…

Tái định vị sản phẩm: thay đổi sản phẩm để tạo sự hấp dẫn với khách hàng. Việc này có thể thực hiện qua việc nâng cấp các tính năng, thêm tính năng hay công dụng mới cho sản phẩm. Chiến lược này thường được sử dụng nhất đối với các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, xe hơi… Các hãng công nghệ luôn cải tiến sản phẩm về cả phần cứng lẫn phầm mềm để tạo ưu thế với các sản phẩm hiện có trên thị trường nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận.

Tái định vị vô hình (intangible repositioning): sử dụng sản phẩm cũ để tiếp cận những phân khúc thị trường mới. Lucozade là một ví dụ trong trường hợp này qua việc chuyển đổi định vị từ sản phẩm nước uống bổ dưỡng cho người bệnh sang thức uống tăng lực cho các vận động viên hay người tập thể thao.

Tái định vị hữu hình (tangible repositioning): chiến lược này là thay đổi toàn diện cả về sản phẩm cũng như thị trường mục tiêu. Thương hiệu xe Skoda là một ví dụ, khi VW thâu tóm doanh nghiệp này đã tái định vị toàn diện qua việc thay đổi định hướng đối tượng khách hàng từ khách hàng lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên) bằng khách hàng trẻ trung hơn, sản phẩm cũng thay đổi toàn diện từ thiết kế đến tính năng để thu hút các đối tượng trẻ tuổi này.

Chiến lược tái định vị là giải pháp phản hồi cho những thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng hay sự tháy đối của chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Mức độ của tái định vị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thị hiếu, lối sống của người tiêu dùng, sự phát triển của công nghệ hay chiến lược của đối thủ cạnh tranh.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Sáu dấu hiệu nhận biết sức mạnh thương hiệu

Thật không dễ dàng gì để nhận ra những sai lầm của các nhà sản xuất hoặc các nhà marketing trong việc đầu tư cho thương hiệu của họ theo cách mà họ thường làm. Những sự thừa mứa vào cuối những năm 90 đã dạy cho chúng ta một số bài học rất quan trọng: Một thương hiệu lớn mà không có một sản phẩm của riêng mình sẽ không thu được lợi nhuận cao; Một thương hiệu lớn và một sản phẩm nổi tiếng mà không có một mô hình kinh doanh hợp lý cũng sẽ không mang lại lợi nhuận cao; Một thương hiệu lớn, một sản phẩm nổi tiếng, một mô hình kinh doanh không hợp lý và không tạo ra lợi nhuận, điều đó có nghĩa thương hiệu này đang trên đường đi đến sự thất bại.


Bạn không thể ngốc nghếch đến mức tiếp tục đổ hàng đống tiền vào một thương hiệu mà nó không mang lại một đồng tiền lãi nào cho bạn. Vậy thì bạn nên điều chỉnh lại một cách hợp lý mọi việc, như nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia về thương hiệu, họ có thể giúp bạn những bước đầy đủ để phát triển thành công thương hiệu của mình trong một thời gian khá dài. Để phát triển một thương hiệu cần phải có một ý tưởng hay, một mô hình kinh doanh hợp lý, những sản phẩm tốt, mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp, và cuối cùng mà cũng rất có ý nghĩa, đó là sự khác biệt, điều này giúp cho khách hàng có lý do để mua những sản phẩm của bạn, và trở thành những khách hàng trung thành với thương hiệu mà bạn đang sở hữu.

Triết lý này có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghiệp, và những thương hiệu B2B … - thậm chí khi bạn có 300 khách hàng nằm rải rác trên toàn thế giới. Bạn cần phải hiểu rằng, thương hiệu của bạn có thể mang lại cho bạn những khoảng thời gian tốt nhất và cả những khoảng thời gian tồi tệ.

Vậy làm thế nào để đánh giá được thương hiệu của bạn có mạnh hay không? Có một vài cách mà chúng tôi có thể giúp bạn:


1. Bạn không thể miêu tả trong một câu rằng thương hiệu của bạn có sự khác biệt thế nào với những đối thủ đang cạnh tranh với bạn. Khi những khách hàng trung thành nhất của bạn hỏi bạn rằng điều gì giúp phân biệt bạn với những đối thủ chính của bạn (ngoại trừ giá cả), bạn đã không thể nghĩ ra được bất cứ điều gì ngoài màu sắc sản phẩm. Nếu không xác định được điểm khác biệt này, thương hiệu của bạn chưa được coi là mạnh.


2. Khi được hỏi tại sao bạn thành công, bạn đáp lại đó là giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu cao thì thật là tuyệt. Nó giúp tất cả chúng ta làm việc chăm chỉ hơn và mang lại cho chúng ta hy vọng về những món lợi tức lớn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi giá cổ phiếu của bạn giảm mạnh? Làm thế nào để bạn có thể đứng vững trước sự thất bại về tài chính nếu bạn không thực sự có một thương hiệu mạnh để dựa vào? Với những thương hiệu chưa niêm yết, bạn cần xác định dấu hiệu này qua các báo cáo tài chính như: doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận thuần hoặc lợi nhuận cộng dồn.


3. Bạn không thể tóm tắt được nhiệm vụ, tầm nhìn, và giá trị của thương hiệu trong một câu. Nói như vậy là đủ. Nếu bạn không làm được điều này, khách hàng của bạn cũng sẽ không cảm nhận được. Cần phải rõ ràng trả lời câu hỏi: Thương hiệu của bạn tồn tại với nhiệm vụ gì? Nó sẽ phát triển đến đâu và giá trại thương hiệu của bạn nằm ở đâu?


4. Không ai có thể nhớ được biểu tượng thương hiệu của bạn. Bạn thích biểu tượng giống của Nike, và bạn thiết kế một cái tương tự như thế, bạn hy vọng rằng nó sẽ mang lại cho bạn những thành công như đã mang lại cho Nike? Hãy thử đoán xem? Bạn sẽ hoàn toàn thất bại. Hãy làm một cái gì đó đặc biệt cho riêng thương hiệu của mình.


5. Giá trị công ty của bạn chỉ là những tài sản hữu hình. Đúng, điều này là không thể chối cãi được. Nhưng, nếu như nhà máy của bạn, các tòa nhà của bạn, tất cả đều bị thiêu rụi bởi một ngọn lửa? Những sản phẩm của bạn lúc đó cũng sẽ bốc hơi theo, vậy thì vào lúc đấy, cái giá của công ty bạn sẽ là bao nhiêu? Thương hiệu của bạn giúp bạn tồn tại phát triển lâu dài, dù bạn có đóng cửa nhà máy và thuê nhà máy khác sản xuất nhưng thương hiệu vẫn được người tiêu dùng mua có nghĩa là bạn đang sở hữu một thương hiệu khá mạnh đó.


6. Mọi người vẫn nhắc đến người sáng lập ra thương hiệu chứ không phải nhắc đến công ty của bạn. Ông ta đã về hưu được 35 năm, và mọi người vẫn còn nhắc đến ông ta như một thiên tài, người đã tạo dựng được công ty như ngày hôm nay. Ồ, vậy ngày hôm nay là cái gì? Những người đặt tiền vào công ty của bạn họ chỉ quan tâm xem tương lai công ty sẽ thế nào, chứ không phải quá khứ của nó ra sao.
Đó là sáu tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá, nhưng không đưa ra được những câu trả lời chính xác, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc khôi phục lại công ty khi phải đối mặt với tiền lãi ngân hàng cần phải trả, những sản phẩm bị lỗi còn sót lại hay khi muốn giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

25 ý tưởng logo sáng tạo của mạng xã hội

Cách đây chỉ một vài năm chắc ít người biết đến khái niệm về mạng xã hội cũng như các thương hiệu Facebook, twitter, Myspace, youtube…. Với lợi ích là chia sẻ thông tin, mạng xã hội đã được cộng đồng người sử dụng chào đón nồng nhiệt và trở thành một phần quan trọng trong thế giới Internet.

Các nhà tiếp thị luôn tìm kiếm các phương tiện truyền thông để tiếp cận tới các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình và mạng xã hội đang dần trở thành một kênh tiếp thị đầy tiềm năng trong việc quảng bá thương hiệu cũng như giới thiệu sản phẩm dịch vụ.

Cùng với sự thành công của Facebook thì hàng loạt các trang mạng xã hội khác đã ra đời. Cũng như các loại hình kinh doanh khác, các trang mạng xã hội cần có logo ấn tượng, gần gũi và duy nhất với đối tượng sử dụng.

Như Twitter có điểm nhận dạng thương hiệu là con chim “Blue Birdie”, các mạng xã hội khác cũng cần có những biểu tượng hoặc ý tưởng thiết kế ấn tượng và dễ nhớ. Theo các nghiên cứu về tâm lý học thì màu xanh là màu sắc phù hợp nhất cho việc thiết kế logo của mạng xã hội. Điều này được lý giải vì màu xanh thể hiện của sự thân thiện, hòa nhập và kết nối.

Dưới đây là bộ sưu tập 25 logo được thiết kế rất sáng tạo cho các trang mạng xã hội. Hi vọng các logo này sẽ tạo cảm hứng sáng tạo cho các bạn.
















Hoidoanhnhan.vn (Nguồn: DNA Branding)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Chào mừng các bạn đến vơi blog hocthietkelogo online

Blog đang được xây dựng, mong các bạn trở lại sau!

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS
Được tạo bởi Blogger.